0888 032 333

Mặc dù đã được đề cập trong phần lịch sử Trà Hàn Quốc, nhưng để quý độc giả hiểu rõ hơn quá trình thay đổi trong nghệ thuật thưởng Trà, chúng ta điểm lược lại lịch sử từ thời Tam Quốc cho đến nay. Thời đại Tam Quốc (57 TCN) bao gồm ba nước (Cao Câu Ly, Tân La và Bách Tế)-> Thời đại Tân La thống nhất (676) ở phía Nam và Bột Hải (698) ở phía Bắc -> Hậu Tam Quốc (892 – 901) -> Tam Quốc thống nhất – thời đại Cao Ly (918) -> Thời đại Choseon (1392) -> Đại Hàn đế quốc (1897) -> Thời bị Nhật Bản chiếm đóng (1910 – 1945) -> Đại Hàn Dân Quốc (1948 – nay).
Quá trình biến đổi từ thành phẩm Trà (Trà bánh, Trà bột, Trà mạn) cho đến cách thưởng Trà, chịu ảnh hưởng theo từng thời kỳ lịch sử ở Trung Hoa, nhưng ngày nay, Hàn Quốc vẫn còn duy trì nghi thức pha Trà bột (matcha) và Trà mạn (Trà xanh) trong sinh hoạt hàng ngày, cũng như tại các lễ hội Trà đạo được tổ chức hàng năm. Sự ra đời của các hiệp hội Trà đạo Hàn Quốc từ những năm 1980, nhằm khôi phục lại những giá trị truyền thống dân tộc, cùng với sự quan tâm mạnh mẽ từ giới tri thức trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật ở Hàn, đã hình thành nên rất nhiều hiệp hội Trà đạo tại các thành phố lớn cho đến địa phương. Mỗi một hiệp hội đều có những kỹ thuật, quy tắc pha Trà (hành Trà), quy định về trang phục, Trà cụ riêng, nhưng “Đạo” trong Trà, làn nước Trà xanh óng ánh trong chiếc chén sành trinh trắng trong ngần được coi là “Phong lưu” là “Đạo” trong quan niệm của người Hàn Quốc xưa thì không thay đổi (theo Trích Vân Phong). 
Ở phần này, người viết muốn giới thiệu đến quý độc giả nét văn hoá thưởng Trà mạn hiện nay của phái Trà Juk – Ro tại thành phố Busan. Trong nghệ thuật pha và thưởng Trà xanh, các tiền bối vẫn thường dạy tại 8 điều cơ bản cần phải có một Trà nhân, cho những học trò vừa bước chân vào con đường Trà đạo. 

bạch nguyệt shan tâm an tea

  1. Tình yêu Trà.
  2. Hoà hợp trong đối nhân xử thế.
  3. Luôn hành Trà bằng hai tay, đặt những ngón tay thật ngay ngắn, trang nhã, không được để hai ngón tay cái mở ra bên ngoài. 
  4. Hài hoà âm dương khi pha Trà
  5. Định tâm
  6. Hiểu quy luật vô thường
  7. Nhẹ khi nâng, nặng khi đặt
  8. Cảm nhận năm giác quan

Trà đạo ở Đông Á đều lấy ý nghĩa “Hoà, Kính, Thanh, Tịnh” nhưng mỗi nước lại chú trọng vào những phần khác nhau trong nghi thức pha và thưởng Trà. Ở nghi thức thưởng Trà mạn Hàn Quốc, Trà được dùng là Trà xanh. Trà nhân thường ngồi trên một toạ cụ, thực hiện các thao tác pha Trà bằng cả hai tay, phải luôn đặt trong tư thế úp – mở tượng trưng cho Âm – Dương hoà hợp, bên trái Trà nhân thường có một thị nữ ngồi bên cạnh. Thị nữ sẽ mang khay đựng Trà được pha xong cho những vị khách thưởng trà. Những vị khách sẽ ngồi tại những bàn Trà thấp, đối diện với Trà nhân ở khoảng cách nhất định. Quy định bàn Trà cho khách chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn hoá phong kiến truyền thống xưa. 
Bàn Trà có tám góc được dùng cho khách quý, bàn Trà 12 góc được dùng cho các vua quan – vương phi xưa, bàn Trà 6 góc được dành cho việc đặt chén tống và những món ăn đi kèm với Trà. Khay trà là dụng cụ không thể thiếu trong trà Hàn Quốc, kích thích và chiều dài của khay Trà cũng được quy định rõ, chiều cao của khay thường 7-15 cm, chiều dài và chiều rộng của mặt khay là 55 cm x 32 cm. Khay dùng để pha Trà thường là hình chữ nhật. Những Trà cụ được dùng trong thưởng Trà mạn gồm có:

bạch nguyệt shan tâm an tea

  • Lò nấu nước
  • Ấm nước
  • Lọ đựng trà
  • Chén trà
  • Bình trà
  • Muỗng múc Trà
  • Khay trà
  • Lọ đựng nước lạnh 
  • Đế đựng ly trà
  • Đế đựng nắp bình trà
  • Chén tống
  • Khăn lau
  • Gáo múc nước
  • Mành trà
  • Thối thuỷ kỷ

Các lễ hội Trà đạo Hàn Quốc được hiệp hội tổ chức, thường diễn ra tại khuôn viên của các trung tâm văn hoá – nghệ thuật, các viện bảo tàng nghệ thuật quốc gia hay trên các sân khấu của cung văn hoá nghệ thuật. Đối với nghệ thuật thưởng Trà tại Trà thất, không gian Trà thất Hàn Quốc tương đối đơn giản, là một căn phòng nhỏ dành riêng cho việc uống trà, nằm ở ngay trong nhà hay trong thảo am thanh vắng. Trong phòng Trà chỉ có những gam màu nhẹ hài hoà, màu vàng nhạt của gỗ sàn cùng với màu trắng nhạt của giấy dán tường, một bàn trà gỗ thấp nâu sẫm, một bức bình phong lớn khắc hoạ vẻ đẹp của bốn màu Xuân Hạ Thu Đông. 
Trong khi pha Trà, chén tống luôn được đặt một góc 45 độ, sao cho miệng chén quay về phía ly trà đầu tiên bên trái của khay trà (ly này sẽ dành cho người lớn nhất) trong buổi tiệc trà. Những quy tắc hành trà mạn trong trà đạo Hàn Quốc đều mang hơi thở của Đạo gia, Nho gia và Phật gia, lấy sự tự tại nhẹ nhàng, hoà hợp thân tâm, sự tôn trọng tôn ti trật tự trong xã hội và văn hoá truyền thống trên bán đảo Triều Tiên. Trong nghi thức hành Trà, chén Trà của người pha sẽ được đặt ngoài mành Trà, thể hiện thái độ khiêm cung “nâng người – hạ mình”, người pha sẽ nâng ly trà ngang vai của mình quan sát độ đậm nhạt của Trà (sắc), tiếp đến là đưa ngang mũi cảm nhận (hương), cuối cùng là thưởng trà (vị). Sau khi kiểm tra chất lượng Trà từ sắc – hương vị xong, người pha mới bắt đầu mời khách thưởng Trà. 

Xem thêm tất cả các sản phẩm tại đây: bạch nguyệt shan tâm an tea