0888 032 333

Mùa Vu Lan – Đền Đáp Bốn Trọng Ơn

Thuở còn là học tăng, tôi nghe Hòa thượng Thiện Hoa kể câu chuyện rất xúc động. Hai ông bà trưởng giả có ba người con tành tình hoàn toàn khác nhau. Người con thứ nhất, cha mẹ nói gì anh cũng nghe và lớn lên, anh làm lụng cực khổ mà không dám tiêu xài tiền của cha mẹ. Người con thứ hai không làm nhưng luôn tiêu xài phá phách cho cha mẹ tàn mạt. Người con gái thứ ba rất hiền lành và thích bố thí, cúng dường. 
|| Xem thêm tại: 

Hình: Hình ảnh về mùa Đại lễ Vu Lan

Nguồn: Không Gian Trà Việt

Anh con cả siêng năng làm lụng, đến một lúc không bệnh mà chết. Bà mẹ thương con nên khóc đến chảy máu mắt rồi chết luôn. Người cha nói còn thằng con ngỗ nghịch thì thôi kệ, cho nó xài thoải mái, nhưng một thời gian sau, nó cũng chết. Còn con gái út, người cha nghĩ kén rể để quản lý gia tài. Ông ra đề bài, người nào làm được bài thơ đối đáp thì ông gả con và giao gia tài. Cuối cùng có anh thư sinh tới, ông nói ông chỉ cái gì thì phải xuất khẩu thành thơ câu đó. Ông chỉ cái cửa, Anh này đáp:

Môn tiền nhất phiến khai

Tòng bá lưỡng biên bài

Nhược nhơn hành tà đạo 

Bất năng kiên Như Lai

Hai câu đầu, anh tả cái cửa nhưng chỉ mở một cánh cửa, còn một cánh cửa đóng. Trên con đường đi vô nhà có hai cây tùng bách. Và hai câu sau anh lấy trong kinh Kim cang để ngụ ý rằng hãy cẩn thận. Cửa mở tiêu biểu cho con đường sáng mở ra mà không đi vào, lại đi vào cánh cửa đóng chỉ cho con đường tối tăm, tức là làm việc xấu ác thì không thể thấy Như Lai. 
|| Xem thêm tại: 

Hình: Hình ảnh về mùa Đại lễ Vu Lan

Nguồn: Không Gian Trà Việt

Ông già này nói đến kinh là ghét. Ông nói ta cấm ngươi không được nói Như Lai là phạm húy. Sau cùng, nhờ thiện tri thức này tới khai ngộ, nên ông gả con cho anh ta. Cần biết rằng cha mẹ cho hình hài con người mà Phật dạy thân người là quý nhất, khó được nhất trong saú đường sinh tử. Dù ta tới với cha mẹ để đòi nợ, hay trả nợ, thì cũng nhờ cha mẹ để chúng ta gặp Phật pháp và biết được đạo lý để tu. Ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ lớn lo như trời biển chắc chắn chúng ta phải nhớ ơn, trả ơn. 
Duyên thứ hai là thầy hiền bạn tốt biết tu, họ dìu dắt chúng ta vào nhà Phật pháp và chúng ta nỗ lực áp dụng lời Phật dạy vào cuộc sống giúp cho đời này và nhiều đời sau của chúng ta tốt hơn, lại được gặp cha mẹ và thầy hiền bạn tốt chỉ dạy để ta tiếp tục tu lên. 
|| Xem thêm tại: 

Hình: Hình ảnh về mùa Đại lễ Vu Lan

Nguồn: Không Gian Trà Việt

Và ơn thứ ba là ơn xã hội, ơn cộng đồng. Nhờ xã hội, quý vị mới tu phước được. Thuở nhỏ, Hòa thượng Trí Tịnh thường khuyên tôi về cực lạc. Tôi nói ở đó sướng quá, không có việc thì làm sao tu. Hòa thượng dạy rằng ở cực lạc cũng có việc. Về cực lạc, pháp tu khác hơn ở Ta bà. Ngài nói ở cực lạc nghe nhạc trời, nhặt hoa trời đem đi cúng dường khắp mười phương làm cho người phát tâm rồi qua về Cực lạc còn kịp thọ thực kinh hành. Nghĩa là điều kiện tu ở Cực lạc tốt hơn ở đây nhiều vì có thần thông mới làm được việc lớn như vậy chỉ trong chớp mắt. 
Thể hiện lý này, khi hoàn tất việc tu học ở Nhật, tôi về Việt Nam, vì ở nước mình có nhiều việc cho tôi làm, còn ở Nhật họ không cần mình đâu. Phật dạy rằng phải nhớ ơn xã hội, vì có người khó khăn, mình mới bố thí được. Ở Nhật, mình cho họ cũng không nhận. Về Việt Nam, tôi thấy rõ ơn xã hội mà Phật dạy rất đúng. Có người hiểu biết Phật pháp kém, tôi mới giảng dạy được. Ý thức như vậy, quyến thuộc Bồ – đề và tôi nhìn nhau trong sự tương thân tương kính, còn xem thường người kém hiểu biết là sai. 
|| Xem thêm tại: 

Hình: Hình ảnh về mùa Đại lễ Vu Lan

Nguồn: Không Gian Trà Việt

Nhờ có xã hội, càng bố trí, phước huệ càng sanh ra, quyến thuộc Bồ – đề và trí tuệ của mình nhân đây tăng lên. Nhờ có người nghe pháp, tôi giảng hơn 50 năm. Nếu không có người nghe pháp, tôi về hưu từ lâu rồi. Rõ ràng Tôi thành tựu được việc nhờ ơn xã hội. Thứ tư là ơn quốc dân thủy thổ cũng quan trọng. Nhờ xã hội ổn định, đất nước bình yên tôi mới xây dựng được giảng đường ở Việt Nam Quốc Tụ và làm được một số Phật sự khác thì công đức sanh ra, tái sanh sẽ có cuộc sống tốt hơn. 
Sống theo Phật, chúng ta khắc cốt ghi tâm bốn công ơn lớn của cha mẹ, thầy bạn, xã hội, đất nước. Chúng ta nổ lực làm mọi việc thiện lành để hồi hướng, đáp đền bốn ơn đức sâu nặng này. Đừng nghe ác ma mà đoạn diệt người tốt với mình, thì xung quanh chỉ còn toàn là người thù chắc chắn không thể sống an lành trong hiện tại và phải gánh chịu khổ đau vô cùng trong những kiếp lai sanh. Mùa Vua Lan, Phật tử tập trung tụng kinh cầu nguyện cho cha mẹ và người thân, cũng cầu nguyện cho người oán thù. Người thân đương nhiên theo ta về nghe kinh được siêu thoát và người thù theo mình thấy mình tu, họ cũng nhẹ lòng và tu theo cũng được giải thoát. 
Tôi nhớ câu chuyện đọc từ thuở nhỏ. Có bà già giã bột làm bánh. Mỗi khi bà giã xuống thì niệm Mô Phật. Chòng bà ngồi kế bên phụ cũng bắt chước nói Mô Phật cho đến thành tánh quen. Khi chết, ông này đọa xuống đại ngục, quỷ sứ đưa cái chày lên định gõ vào đầu ông, ông quen miệng liền nói Mô Phật thì nhờ vậy, hồn ông bay ra khỏi địa ngục. Câu chuyện ngụ ý rằng người kết duyên với đạo dù là thuận duyên hay nghịch duyên cũng đều được hưởng lợi lạc. 
|| Xem thêm tại: 

Hình: Hình ảnh về mùa Đại lễ Vu Lan

Nguồn: Không Gian Trà Việt

Chúng ta tu, hồi hướng cho ông bà, cha mẹ, thân bằng quyến thuộc, bạn bè và cũng không quên hồi hướng đến người thù nghịch. Nhờ phước báu chúng ta tu tạo cùng với tấm lòng chí thành cầu nguyện của chúng ta mà kết nối được với tâm đại từ bi của chư Phật và nương theo oai thần lực của Phật, Pháp, Chư, Tăng, hương linh của tất cả người thân cũng như hương linh của oan gia trái chủ đều được siêu sanh về cảnh giới an lành trong mùa Đại lễ Vu lan Báo Hiếu. 

Xem thêm tất cả các sản phẩm tại đây: