0888 032 333

Nhật Bản không phải là nước duy nhất có cách uống trà cầu kỳ mà người Trung Quốc cũng có cách pha trà độc đáo, văn hoá trà cũng được nâng lên tầm cao hơn thế nữa, Trung Quốc có truyền thống và lịch sử uống trà lâu đời nhất trên thế giới. 
Tuy nhiên nói lên các nét riêng trong việc uống trà, thì nghệ thuật Trà đạo của người Nhật là dễ gây chú ý hơn cả, ở đó chất trầm lắng rất dễ lan tỏa, chất lặng lẽ cũng dễ lau thức hồn người dấn sâu vào thế giới nội tâm, tinh tế hơn. Trà đạo còn là thứ nghệ thuật giấu đi cái đẹp mà con người có thể khám phá ra, là nghệ thuật gợi ra cái mà con người không dám phát hiện. Sự tích hợp này bao gồm trong một cử chỉ đẹp nhẹ nhàng, trong một cái nhìn kín đáo về một điều ẩn mật sâu kín nơi mỗi con người. 
Người Nhật uống trà với một phong cách và tinh thần rất đặc biệt. Cái phong thái lặng mà tĩnh, cái tâm tư chứa chan cháy bỏng mà trầm mặc phủ kín rêu phong đã được người Nhật thể hiện thành công bởi nghệ thuật uống trà qua nhiều thế kỷ. Ở Nhật, trà đạo được xem là một công trình nghệ thuật ẩn chứa sự lay thức và tính chiêu cảm hồn người sâu sắc nhất. Nghệ thuật này đã được những bậc thầy uống trà thể hiện một cách hoàn hảo những phẩm chất cao quý của trà, của trà nhân và của tương quan này. Đối với người Nhật, trà có ngon có dở, cũng như trong hội hoạ có tranh đẹp, tranh xấu, nhưng tranh xấu và trà dở thì có thường. Thật ra với một phương cách đơn giản và một loại trà kém chất lượng, thì khó có thể pha trà được một ấm trà ngon. Chỉ nội trong việc xử lý lá trà cũng phải cần đến nét đặc trưng riêng, có ái lực riêng với nước và lửa, có ký ức di truyền riêng để gợi mở, có phương cách riêng để giao cảm. Thậm chí cái tâm hoà nhã và các thể điệu trong nghệ thuật uống trà cũng có sức lan tỏa rất riêng. Chính cái đẹp nghệ thuật tĩnh lặng, mênh mang, sâu lắng, chân thật hiện hữu trong không gian Trà đạo, đã nâng cao chất lượng thứ nghệ thuật có tên là Trà Đạo này, và cũng chính những đặc tính mang sức lan tỏa của nó đã ảnh hưởng ngày càng sâu vào đời sống tinh thần của người dân Nhật, chứ không hẳn là nó được hình thành từ cách thức của một thế giới nội tâm xu hướng để nhận biết các quy luật đơn giản và cơ bản của nghệ thuật và đời sống con người. 

Tìm Hiểu Về Không Gian Trà Việt
Cách đây trên 3 thế kỷ, người Nhật đã biết tận dụng cây trà, họ vừa cấy trồng phát triển cây trà, vừa thưởng thức trà rất điệu nghệ và cả buôn bán trà. Ở Nhật đã xuất hiện những “trà thất” tương tự như những tiệm uống trà. Ban đầu những trà thất này chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu thư giãn tinh thần của một số người, dần dần mở rộng ra cộng đồng dân cư trong khu vực, về sau trà thất mọc lên nhiều hơn nhằm phục vụ du khách nước ngoài. Nhờ vào đặc tính của trà có công dụng làm con người tỉnh táo, có tác dụng giải cảm và có khả năng làm tiêu tan mệt mỏi, nên việc uống trà trở thành thói quen của người Nhật, từ người già, trung niên, trai trẻ, đàn ông, đàn bà, ngay cả tuổi thiếu niên cũng chịu sức hấp dẫn của chén trà. 
Người Nhật thường có thói quen uống trà vào những giờ giấc mà mỗi người tự đặt ra, gọi là “Trà thời”. Chẳng hạn có người có thói quen mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy họ uống một chén trà, có người sau bữa cơm dùng một chén trà, khoảng gần xế chiều lại dùng một chén trà để chống hôn trầm. Nói chung, người Nhật mỗi ngày họ uống từ 6 đến 7 lần trà, ngày nào họ cũng uống trà, uống thường xuyên, việc uống trà phổ biến rộng khắp và người Nhật được xem là dân tộc có kiểu uống trà điệu nghệ nhất, họ đã đoạt giải quán quân về nghệ thuật uống trà. 
Hiện nay, người Nhật thường dùng loại trà Matcha, tức là một loại trà đã có từ thời Tống, đây vốn là loại Lục Trà thượng hạng được chế biến qua những công đoạn hấp lá trà tươi, vò nát rồi sấy khô, được tán thành bột. Người Nhật có năng khiếu “đạo hoá” các môn nghệ thuật, nên khi tiếp nhận văn hoá trà, họ đã sớm nổi danh với nghệ thuật Trà Đạo. 
Đã có Trà đạo, tất phải có người uống trà, phải có nơi uống trà. Một khi vào trà thất tự nơi mỗi người đều cảm thấy có trách nhiệm với những hành vi cử chỉ của mình sao cho phù hợp với không gian trà thất. Người Nhật có thói quen lễ nghi biểu hiện qua việc cúi đầu khom lưng khi chào hỏi, nói năng lễ phép, xưng hô nhỏ nhẹ, những đức tính khiêm cung này giúp cho người Nhật ưu thế hơn trong việc phát huy tác dụng của lễ tiết trong Trà đạo. Đã vào trà thất, hầu như người Nhật ít ai bàn đến chuyện thế sự, mà họ trở nên lặng lẽ khiêm tốn hơn. Cách thức pha trà tại các trà thất được “chăm chút, cắt tỉa” tỉ mỉ hơn, dù hết sức kiểu cách, cầu kỳ nhưng nó vẫn diễn ra êm thắm dịu dàng, vẫn thể hiện nét trang nhã và sự thận trọng, hoà trong một không gian ấm cúng, mà trong sâu xa, người nhạy cảm sẽ nhận ra sự chịu khó nhẫn nại tuyệt vời của các trà nhân. 

Ấm trà An thổ túc có gì đặc biệt?
Những tính chất dù là ở bên ngoài này, đã trợ duyên rất lớn cho tính chất cốt lõi của một thời trà. Nhất là đối với người đang mang trong lòng tâm trạng buồn phiền bất an mà có nghị lực. Trà đạo sẽ là phương tiện, giải pháp tốt nhất để nghị lực của họ mạnh mẽ hơn, xua tan những ưu phiền hắc ám trong tâm thức. 
Trong một buổi trà, dù là một thời trà bình thường hay tại một trà thất có bề thế, thì các trà cụ khác phải luôn được chuẩn bị chu đáo. Một bộ đồ trà thường gồm những thứ như: ấm, chén, bình đựng trà, bình chuyên, bình hãm trà, bếp lò than, nồi châm trà, gáo pha trà, đồ gạt trà. Tại những trà thất, người ta thường bố trí trên bàn trà một cái đèn trà nho nhỏ rất xinh và một lư đốt trầm để tăng phần ấm cúng, trang trọng cho buổi uống trà. 
Cũng như những nghệ thuật khác, Trà đạo cũng có thời đại và trường phái của nó. Sự tiến hoá của nghệ thuật pha trà cũng có thể miễn cưỡng chia làm ba giai đoạn: Đun trà, dần trà và hãm trà. Trong sách “Thánh Thư Trà” đã nói đến nghệ thuật đun trà như sau: “Dạo thứ nhất là khi nước sủi bọt như mắt cá bơi trong nước, dạo thứ hai là nước nổi lên bọt khí như bọt pha lê, dạo thứ ba là bong bóng khí lớn dần và nổi lên cuồn cuộn trong ấm đun. Trà bánh được hơ qua lửa. Cho đến khi nó mềm như tay của trẻ nhỏ và rã ra thành bột. Muối được cho vào ở dạo sôi thứ nhất, trà cho vào ở dạo sôi thứ hai. Nước lạnh sẽ được cho vào ở dạo sôi thứ ba để ổn định lại trà. Hoàn tất những công đoạn này xong, mới ra trà ra chén và dùng”. Đây là nghệ thuật đun trà của người Trung Hoa. Còn pha trà của người Nhật như thế nào?
Để tìm hiểu cung cách pha trà, uống trà của người Nhật, chúng Tôi đã tìm đến một vài trà quán hiếm hoi hiện có mặt tại Tp Hồ Chí Minh. Cũng rất may là chúng tôi đã gặp lại, một người đã quen biết trước đây, hiện là chuyên viên ngôn ngữ và văn hoá Nhật. Qua trao đổi, khi biết chúng tôi đang tìm hiểu về Trà đạo. Cô bạn Nhật đã vui vẻ cùng chúng Tôi đến một trà quán nằm trên đường Nguyễn Đình Chiểu (quận 3), mà theo cô ta thì kiểu cách trưng bày, bố cục không gian tại đây cũng phỏng theo mô thức những trà quán tại Nhật. 

Mua Khay Trà Gỗ Chất Lượng Ở Đâu?
Thực tình vừa bước vào trà quán này, chúng tôi có cảm giác là mình đang ở trên đất Nhật. Hai cô gái trong bộ Kimono truyền thống ân cần đón tiếp hướng dẫn chúng tôi đến một gian phòng có không gian hài hoà yên tĩnh. Sau khi yên vị, chúng tôi chọn món trà Sencha cho buổi uống trà theo kiểu Nhật đầu tiên của mình. 
Nhìn quanh, chúng tôi nhận thấy gian phòng uống trà có tầm cao trung bình, những cái quạt giấy kiểu Nhật mở xoè ra, những bức pháp, những bức tranh núi Phú Sĩ và hoa anh đào, những bức tranh thuỷ mặc… được trang trí hài hoà, đẹp mắt trên bốn bức tường tạo cảm giác êm ả, ấm cúng cho người thưởng thức trà. Ánh sáng trong phòng uống trà cũng vừa phải, quân bình. Phòng trà không có ghế ngồi mà chỉ có một chiếc bàn thấp, có chiều cao độ khoảng 30 cm. Ba chúng tôi ngồi xếp bằng trên toạ cụ, đây là loại nệm ngồi mà những người toạ thiền thường sử dụng. Trên bàn trà được đặt một lư trầm bằng gốm đỏ, một cái đèn giấy kiểu Nhật chỉ toả đủ ánh sáng vừa đủ cho bàn trà. Trà cụ được bày ra trên bàn gồm có ấm, chén, chuyên trà, bình hãm trà. 
Sau khi chuẩn bị xong các thức đồ dùng cần thiết phục vụ cho buổi uống trà, trong lúc chờ đơị nước sôi, cô hướng dẫn viên vốn là sinh viên du lịch năm thứ 4 đã ngồi thuyết minh về Trà đạo cho chúng tôi nghe. Theo chúng tôi thì ngoài những câu chào hỏi xã giao, những giải thích thắc mắc của chúng tôi về trà đạo trong suốt buổi uống trà hôm đó, có lẽ câu nói của cô hướng dẫn viên trẻ tuổi này: “uống trà, trước tiên cần sự nhẫn nại” là câu nói có “hương vị” trà đạo nhất. 

Khay trà gỗ hương đẹp mua ở đâu?
Ngồi cạnh bếp lò than nhỏ đang đỏ lửa, vừa canh độ nóng của nước, vừa khéo léo trả lời những câu hỏi của chúng tôi về cách pha trà, về ý nghĩa của việc uống trà… Điều này cũng chứng tỏ, ngoài việc trang bị kiến thức về văn hoá trà Nhật Bản, những cô hướng dẫn viên ở đây còn có cái tâm rất thịnh tinh với Trà Đạo. 
Bằng kinh nghiệm và những kỹ năng được học, sau khi nhận biết nước trong nồi đun vừa đủ độ nóng thích hợp để pha trà, bằng động tác thuần thục, cô gái trẻ mới bắt đầu tráng ấm, chén, rồi bỏ trà và ấm. Trong công đoạn này chúng tôi cảm thấy dường như cô gái muốn kéo thời gian chậm lại, để nhiệt độ nước trong nồi đun thật sự ổn định mới châm trà. Một lát sau, cô gái nhẹ nhàng dùng một cái gáo bằng gỗ múc nước trong nồi đun chế vào ấm trà. Vừa thực hiện động tác này, cô gái vừa giải thích, cần phải hãm trà trong thời gian vài phút để trà được hoà vào nước mà vẫn giữ được nguyên phẩm chất và hương vị của nó. 
Sau khi hãm trà, cô gái cẩn thận rót vào bình chuyên, rồi từ bình chuyên cô gái mới châm trà vào chén. Việc cuối cùng của cô gái là đặt 3 chén trà lên bàn, mời chúng tôi dùng trà với một cung cách lễ phép theo kiểu Nhật. 
Suốt buổi uống trà hôm đó, cô bạn người Nhật của chúng tôi trở nên ít nói hơn, cái tính sôi nổi trẻ trung cũng nhường chỗ cho sự yên tĩnh, lặng lẽ đến khác thường. Sau đó cô ta mới giải thích rằng, trong một buổi sáng uống trà tại các chùa chiền hay các trà thất, thì sự yên tĩnh là rất cần thiết, nó không chỉ là một cung cách mà còn là một bộ phận rất chi tiết trong nghệ thuật Trà đạo.

Xem thêm tất cả các sản phẩm tại đây:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kraken Onion Market