0888 032 333

Trà Trong Giai Thoại Phật Môn
Giai thoại nhà Phật liên quan đến trà góp phần thú vị và càng chứng tỏ vị trí của trà trong nhà chùa. Đầu tiên là những câu chuyện về nguồn gốc ra đời của trà. Thậm chí, nhà Phật đã huyền thoại hóa sự xuất hiện của cây trà qua câu chuyện gắn liền với một vị tổ của dòng Thiền. Vị tổ Bồ Đề Đạt Ma đã ngủ thiếp đi trong lúc tọa thiền, khi tỉnh dậy cắt bỏ hai mí mắt để trừ khử giấc ngủ. Khi hai mí mắt nếm ra vừa chạm đất, những cây trà đầu tiên liền đó mọc lên. Nguồn gốc xuất xứ của loại trà Thiết Quan Âm – Một trong thập đại danh trà – cũng liên quan đến nhà Phật. Câu chuyện về một nhân vật tên Ngụy Ẩm dâng cúng trà ngon lên Quan Âm Bồ Tát trong suốt thời gian mười năm, được Phật Bà báo mộng tìm ra được loại trà ngon, nên được đặt tên là Thiết Quan Âm. 
Một vài giai thoại khác mang tính triết lý sâu sắc. Trà Triệu Châu nổi tiếng nhờ giai thoại mời trà của Thiền sư Triệu Châu Tùng Thẩm đời Đường: “Triệu Châu hỏi người mới đến rằng: “đã từng đến đây chưa?” Đáp lại: “đã từng đến”. Sư bảo “Uống trà đi”. Lại hỏi vị tăng khác, người ấy trả lời “chưa từng đến”. Sư bảo ‘uống trà đi”. Về sau, thầy viện chủ hỏi rằng “người đã từng đến ngài cũng bảo uống trà đi, người chưa từng đến ngài cũng bảo uống trà đi, vậy là thế nào?” Sư gọi thầy viện chủ, thầy đáp “dạ”. Sư bảo “uống trà đi”. Câu chuyện đơn giản này được ghi lại trong nhiều sách vở Thiền tông. 
“Tri âm” có câu chuyện Bá Nha – Tử Kỳ, thì thưởng trà có câu chuyện Lục Vũ và hòa thường Trí Thích. Ngài Trí Thích chỉ uống trà do chính tay Lục Vũ pha, đến khi Lục Vũ rời chùa đi thi thì từ đó ngài không thích uống trà nữa. Tài pha trà của Lục Vũ và tài thưởng trà của hòa thượng Trí Thích đã được vua Đường Đại Tông hiếu kỳ cho “thử trà”. Hòa thượng không phản ứng gì trước nhiều chung trà lần lượt được dâng lên, cho đến khi nhận ra chung trà cho chính ta Lục Vũ pha. Bá Nha – Tử Kỳ cảm nhau trong tiếng đàn, thì thầy trò thiền sư cảm nhau qua chén trà, pha trà và thưởng trà đã đạt đến đỉnh cao về nghệ thuật. 
Về sau, khi Lục Vũ biên soạn sách về “Trà Kinh” của Cửu đạo trà thìLục Vũ còn tổng kết lần đầu tiên trên thế giới cách uống trà trong cuốn Trà Kinh thành cửu đạo trà, làm cơ sở cho cách uống trà ngày nay, bao gồm 9 chữ: phẩm, ôn, đầu, trúng, mân, phục, chân, kính, ẩm.

Bộ ấm Trà Gốm (132) Bộ ấm Trà Gốm (165) Bộ ấm Trà Gốm (141) Bộ ấm Trà Gốm (216)

  1. Phẩm: đánh giá phẩm chất trà bằng ngoại hình trà khô.
  2. Ôn: dùng nước sôi rửa sạch sẽ ấm chén pha trà, để tăng nhiệt độ nhằm chiết xuất tối đa các thành phần hữu hiệu của trà.
  3. Đầu: bốc một lượng trà thích đáng vào trong ấm, không quá nhiều hay quá ít, căn cứ vào loại trà và sở thích của khách uống trà.
  4. Trúng: pha nước sôi ít một, không đổ đầy ngay cả ấm một lần.
  5. Mân: hãm nước sôi đậy nắp kín, 1 đến 2 phút để cho cánh trà nở ra.
  6. Phục: lại tiếp tục pha nước sôi đầy ấm, để chiết xuất tối đa các thành phần hữu hiệu.
  7. Chân: rót nước trà trong ấm pha vào chén uống trà.
  8. Kính: dâng chén trà một cách kính cẩn mời khách uống.
  9. Ẩm: vừa uống vừa thưởng thức hương vị, vừa khen thơm ngon

Cuốn Trà Kinh là cuốn sách Bách khoa toàn thư về chè lâu đời nhất từ đời Nhà Đường và có ảnh hưởng sâu xa, rộng lớn đến các đời sau này. Hiện nay, tại quê hương Lục Vũ, nhân dân đã xây dựng một nhà bảo tàng kỷ niệm Lục Vũ, để ghi nhớ đến người đã có cống hiến lớn cho văn hoá và lịch sử chè Trung Quốc. Ngoài ra còn dựng một tượng đồng Lục Vũ đang ngồi uống một chén chè tại quê hương Thiên Môn của ông.

Xem thêm tất cả các sản phẩm tại đây: