0888 032 333

Trà chốn dân gian đến cung đình, bác học
Trà đã gắn liền trong đời sống thường nhật của người Việt. Trà không những được dùng làm thức uống mà còn là vật phẩm trong sính lễ, dịp ma chay, tạ lễ, tiếp khách. Khi khách đến chơi nhà thì chủ  dù có bận đến mấy cũng dừng việc, pha trà mời khách. Người bình dân uống kiểu bình dân, quan lại, quý lộc có tiệc trà kiểu quý tộc. Tất cả điều được đề cập, được thổ lộ cùng nhau. Vào ngày đầu năm, gia đình khách khứa lại quần tự bên tách trà/ chè xanh thơm ngát, nhấm nháp những món ăn mộc mạc, trong cái không khí thanh bình miền quê. Ngày nay, trong dân gian còn lưu giữ biết bao tác phẩm của người xưa, minh chứng rằng, uống trà từ lâu đã trở thành thú vui tao nhã, một văn hoá ứng xử thường ngày của người Việt, được xem như thuật ứng xử trong cuộc sống. Trải qua bao biến cố lịch sử, nhiều gia đình ngày nay vẫn lưu giữ những bộ trà cổ có giá trị. Từ kiểu ấm cho đến chén trà, có nhiều loại khá đẹp và nhiều hình dáng. Với vóc dáng thanh mảnh và xinh xắn, ấm được dùng cho nhiều cuộc trà như: độc ẩm – dành cho một người uống, song ẩm – dành cho hai người và quần ẩm – dành cho nhiều người. 
Để có một cuộc trà ngon với đầy đủ lễ nghi phải hộ đủ những tiêu chí: Nhất thuỷ (tức nước pha trà), Nhà trà (là loại trà người Việt thường uống là trà xanh), Tam bôi, Tứ bình (là dụng cụ để pha trà và uống trà). Tuỳ theo từng miền Bắc, Trung, Nam mà cách dùng ấm và chén trà có khác. Dù xuất xứ từ đâu, uống trà đã trở thành một phong tục và thói quen với người Việt Nam. Mời trà là một cách ứng xử văn hoá, uống để đáp lại lòng mến khách của người dân trà, để bắt đầu tâm sự. Mời trà và dùng trà cũng là một biểu hiện sự tri kỷ, sự kết giao, lòng mong muốn hoà hợp, sự tĩnh tâm để mưu điều thiện, tránh điều ác.

Bộ ấm Trà Gốm (141) 
Trà trong chốn Thiền môn Phật giáo`
Ở Nhật Bản, người Nhật chú trọng đến không gian trà thất và nâng nghê thuật uống trà thành Trà Đạo. Người Trung Hoa chú trọng đến đường nét uốn lượn khi thể hiện việc uống trà, từ đó, nâng nghệ thuật uống trà thành Trà Pháp. Còn ở Việt Nam, có lẽ cửa Phật là nơi thích hợp nhất cho việc thưởng thức trà và nâng việc uống trà trong chốn thiền môn thành phương pháp “tĩnh tâm điều tức” – Trà Thiền. 
Nếu người thế tục, uống trà để tìm được sự bình an giữa cõi tục, để tự mình khám phá những ý niệm, những suy nghĩ tâm đắc trong cuộc đời thì trà ở nhà Phật khác với đời thường. Cuộc trà có đưa con người vào trạng thái vô vi và sự an tĩnh trong thiền trà, cho nên, từ Hoà thượng đến môn sinh Phật tử đều xem trà như sản phẩm tĩnh toạ, nên có câu: “trà vị thiền vị thị nhất vị”, nghĩa là trà và thiền là một. Phải nói rằng, cách uống trà của thiền môn thể hiện rõ nét qua những triết lý Nho, Phật và lão Trang qua bốn chữ Hoà, Kính, Thanh, Tịnh. Uống trà khiến cho trí tuệ minh mẫn và tinh thần sảng khoái hơn, giúp con người cân bằng được đời sống tinh thần. 

5460f4fa5cd99d87c4c8
Văn hoá trà đạo Việt Nam
Văn hoá trà đã xuất hiện lâu đời trong lịch sử Việt Nam qua hình ảnh quán nước cây đa đầu làng với ấm trà xanh, phong kẹo lạc, điếu thuốc lào cho đến chén trà mời khách trong mỗi gia đình Việt. Nơi cung đình quyền quý, các ông vua, bà chúa lại thưởng trà theo những cách cầu kỳ, hoa lệ, trà được ướp hương, nước pha phải là nước sương sớm hay nước đầu nguồn. Còn ở chốn thiền môn, người ta uống trà để tĩnh tâm. 
Không giống như “trà kinh” của Trung Quốc hay “trà đạo” của Nhật Bản, cách thưởng trà của người Việt cũng mang nét văn hoá riêng: Trước khi uống, thường đưa chén trà qua mũi để tận hưởng hương của trà, rồi nhấp ngụm nhỏ cảm nhận vị chát đắng của trà, sau đó, chuyển sang vị ngọt dịu nơi cuống lưỡi, lòng sảng khoái luận về trà. Người Việt có câu: “Nhất thuỷ, nhì trà, tam bôi, tứ bình, ngũ quần anh”. Thứ nhất, là nước dùng để pha trà, là thứ nước trong sạch tinh khiết. Thứ hai, là bộ ấm pha trà và 4 chén quân và 1 chén tống để chuyên trà. Cuối cùng, là bạn trà, là tri âm, cùng thưởng trà, ngâm thơ, bộc bạch nỗi niềm hay hàn huyên câu chuyện nhân tình thế thái. 

Z4525615559830 40e68e37f4ca093c37fc62f41aa829ac
Trải qua những thăng trầm của lịch sử dân tộc, cây chè vẫn gắn bó với con người Việt Nam. Cùng với sự phát triển của thời đại, tục uống chè của người Việt đã tạo nên một bản sắc mà người ta gọi là “hồn trà Việt”. Trong sự giao tiếp ứng xử xã hội ngày nay, người Việt vẫn dùng trà để chào mời khách đến thăm hỏi. Hay khi có dịp, mọi người trong gia đình hay bạn bè thường ngồi lại với nhau quanh ấm trà nóng để cùng thưởng thức ấm trà, cùng nói, cùng cười. Ở Việt Nam, không chỉ người già uống trà mà giới trẻ cũng thưởng thức trà theo những cách riêng. Không khó để tìm một quán trà đá, hay quán trà chanh trên các con phố Việt Nam. 
Cách người Việt uống trà rất bình dị, những câu chuyện quanh chén trà thường cũng là những câu chuyện hết sức bình dị trong cuộc sống mỗi con người. Nhưng chính sự bình dị đó đã làm nên một nét văn hoá vô cùng độc đáo trong văn hoá ẩm thực Việt Nnm. Người Việt thưởng trà, dâng trà, tặng trà, người Việt mang trà ra thế giới. Trà của người Việt có nét đặc trưng riêng, khó có thể lẫn với bất cứ trà của một quốc gia nào trên thế giới. Ngay từ cách pha trà của người Việt cũng khác la, thoải mái, cởi mở, không cầu kỳ nhưng cũng không hề xuề xoà, đơn giản. 

Xem thêm tất cả các sản phẩm tại đây: